QUI TRÌNH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI P2
10. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU:
a. Kiểm tra dung dịch khoan:
- Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha trộn với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại Bentonite.
- Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc ≤ 10 cm (đối với cọc ma sát + chống)
- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp, việc đo lường dung trọng có độ chính xác 0.005 g/ml.
- Trước khi đổ bêtông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên có khối lượng riêng > 1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%, độ nhớt > 28 giây thì phải thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc.
Bảng 1: Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch Bentonite.
Tên chỉ tiêu |
Chỉ tiêu tính năng |
Phương pháp kiểm tra |
1. Khối lượng riêng |
1.05 1.15 g/cm3 |
Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế |
2. Độ nhớt |
18 45 giây |
Phễu 500/700cc |
3. Hàm lượng cát |
< 6% |
|
4. Tỷ lệ chất keo |
> 95% |
Đong cốc |
5. Lượng mất nước |
< 30 ml/30phút |
Dụng cụ đo lượng mất nước |
6. Độ dày áo sét |
1 3 mm/30phút |
Dụng cụ đo lượng mất nước |
7. Lực cắt tĩnh |
1phút: 20 30 mg/cm2 |
|
10 phút 50 100 mg/cm2 |
Lực kế cắt tĩnh |
|
8. Tính ổn định |
< 0.03 g/cm2 |
|
9. Độ pH |
7 9 |
Giấy thử pH |
b. Kiểm tra lỗ khoan:
- Sai số cho phép về lỗ cọc do thiết kế quy định.
Bảng 2: Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc
Thông số kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Tình trạng lỗ cọc |
-Kiểm tra bằng mắt có đèn rọi |
Độ thẳng đứng và độ sâu |
-Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan |
Độ lắng đáy lỗ |
- Thả chuỳ (hình chóp nặng 1kg) |
- Sai số cho phép về độ sâu hố khoan ± 10cm.
c. Kiểm tra lồng thép:
- Sai số cho phép về lồng thép do thiết kế quy định.
Bảng 4: Sai số cho phộp chế tạo lồng thộp.
Hạng mục |
Sai số cho phộp,mm |
1. Cự ly giữa cỏc cốt chủ |
± 10 |
d. Kiểm tra Bêtông:
- Bêtông trước khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho 3 phần: Đầu, giữa, mũi cọc; mỗi tổ 3 mẫu. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc.
- Cần kết hợp từ 2 phương pháp khác nhau trở lên để kiểm tra bêtông. Khi cọc có chiều sâu > 30 lần đường kính thì phải dùng phương pháp kiểm tra qua ống đặt sẵn.
- Khi phát hiện khuyết tật, nếu còn nghi ngờ cần kiểm tra bằng khoan lấy mẫu và các biện pháp khác để khẳng định khả năng chịu tải lâu dài của nó trước khi quyết định xử lý sửa chữa hoặc phải thay thế bằng các cọc khác. Quyết định cuối cùng do Thiết kế kiến nghị, Chủ đầu tư chấp thuận.
e. Kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn:
- Sức chịu tải của cọc đơn do thiết kế xác định. Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình và tính phức tạp của điều kiện địa chất công trình mà thiết kế quy định số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải.
- Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công trình. Tối thiểu mỗi loại đường kính 1 cọc.Tối đa là 2% tổng số cọc.
- Kết quả thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc.
- Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chủ yếu là thử Tĩnh (nén tĩnh, nhổ tĩnh, nén ngang). Đối với các cọc không thể thử tĩnh được (cọc trên sông, biển …) thì nên dùng phương pháp thử động PDA, Osterberg, Statnamic …
- Tiến hành thử tĩnh cọc có thể trước hoặc sau khi thi công cọc đại trà. Đầu cọc thí nghiệm nén tĩnh phải cao hơn mặt đất xung quanh 20 – 30 cm và có ống thép dày 5 – 6 mm, dài khoảng 1 m để đảm bảo không bị nứt khi thí nghiệm và phản ánh đúng chất lượng thi công.
f. Nghiệm thu: Dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
- Hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Biên bản nghiệm thu trắc đạt định vị trục móng cọc.
- Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của các vật liệu chế tạo trong nhà máy.
- Kết quả thí nghiệm mẫu bêtông.
- Hồ sơ nghiệm thu từng cọc.
- Bản vẽ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận.
- Các kết quả thí nghiệm độ toàn khối của cây cọc (thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT …) theo quy định của thiết kế.
- Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.
11. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG:
- Tất cả các loại máy móc, thiết bị vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình an toàn, đặc biệt là quy trình an toàn cho xe cẩu và máy khoan.
- Lắp dựng hệ thống biển báo khu vực nguy hiểm, khu vực cọc vừa mới đổ bêtông xong, cấm di chuyển qua các khu vực này.
- Khi bị tắc ống đổ bêtông, Nhà thầu phải có phương án xử lý được thiết kế chấp thuận và chỉ được xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung.
Giới thiệu chu trình khoan cọc nhồi2:
Cọc khoan nhồi tuần hoàn dung dịch là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc (Pv tương đương Pd), điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn
Thi công được ở những địa hình chật hẹp. Tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra được chất lượng bêtông nhồi vào cọc. Do đó đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu và giám sát thi công, việc giám sát thi công phải thật chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các qui trình.
|
II. CÁC BƯỚC THI CÔNG
Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoản 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan. - Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc. - Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc. - Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp. * Đối với cọc đường kính từ 500mm trở lên thì phải kiểm tra bằng các thí nghiệm tỷ trọng dung dịch, độ nhớt, độ lắng cát theo tiêu chuẩn quy định (Do khoan bằng phương pháp tuần hoàn dung dịch nên ta thường kiểm tra khi thổi rửa, vệ sinh hố khoan) |