7 lý do nên học ngành Xây dựng

10:52 07/05/2019   Mylearn

Nếu bạn cho rằng học ngành Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ phải “dầm mưa dãi nắng” ngoài công trường, ít được xã hội kính trọng thì chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi đọc bài viết dưới đây.
 
 
Thỏa sức sáng tạo
Với đặc thù là một ngành kỹ thuật, chương trình học nghề Xây dựng khá nhiều tính toán và tương đối khô khan. Tính chất công việc sau này cũng đòi hỏi bạn phải di chuyển, đi công tác xa nhà thường xuyên. Chính vì vậy, dễ hiểu vì sao người theo ngành này đa phần là nam giới. Tất nhiên, điều này không thể ngăn cản thành công của nữ giới nếu các bạn thực sự có đam mê và nhiệt huyết đối với nghề.
Nghề xây dựng dân dụng nhìn chung là vất vả và nhiều áp lực, song điều đó sẽ tương xứng với những gì bạn nhận được. Ngoài một mức thu nhập ổn định và các ưu đãi, tiền thưởng, bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi, làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Do đó, nghề xây dựng rất thích hợp với những bạn trẻ có học lực khá giỏi, thích phiêu lưu, đi đây đó, thích sáng tạo, thiết kế và hiện thực hóa những ý tưởng của mình.
 

Sinh viên khoa Xây dựng Đại học Đại Nam chuẩn bị bảo vệ Đồ án
Ngành lên ngôi trong năm 2016-2017
 
Theo nhận định của nhiều chuyên gia tư vấn việc làm, Xây dựng sẽ là ngành lên ngôi trong năm 2016-2017, bởi theo số liệu thống kê mới đây thì nhóm ngành này đang thu hút nhiều lao động nhất. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngành công nghiệp Xây dựng nước ta đang chứng kiến những bước tăng trưởng doanh thu khá lạc quan trong những năm gần đây. Cụ thể, cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng luôn đạt con số dương, và tiếp tục có chiều hướng tăng nhanh. Theo báo Xây dựng, ngành Xây dựng năm 2013 bước tăng trưởng cao về giá trị sản xuất, đạt hơn 770.000 tỉ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỉ trọng 5,94% GDP cả nước.
Mặt khác, việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách phù hợp đã thực sự kích thích thị trường bất động sản tìm lại chính mình, qua đó thúc đẩy ngành Xây dựng tăng trưởng. Ví dụ gói hỗ trợ vay vốn mua nhà 30.000 tỉ đồng giúp cho những công trình đình trệ được tái thi công, hay việc người nước ngoài có thể sở hữu căn hộ tại Việt Nam cũng là một tín hiệu đầy tích cực cho ngành Xây dựng.
 
“Khát” nhân lực cả về lượng và chất
Theo số liệu thống kê của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng), toàn ngành xây dựng đang có hơn 204.000 công nhân lao động, trong đó có tới hơn 90.000 người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tức là số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.
 
Mặt khác, năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng được đánh giá là còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành. Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật. Chính vì thế, những cử nhân chuyên ngành Xây dựng sau khi ra trường rất “có giá” và gần như chẳng bao giờ thiếu việc làm.
 
Lương 800 USD là bình thường
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo nhu cầu lao động ngành xây dựng sẽ tăng tới 375.000 người trong năm 2016. Chính bởi thiếu nhân lực chất lượng cao, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi đậm để giữ chân những kỹ sư có trình độ, kinh nghiệm.
Tìm hiểu các con số về lương bổng trên các trang tuyển dụng Việt Nam hiện nay dành cho các kỹ sư xây dựng, bạn có thể thấy đó là những con số khá cao. Tùy vào trình độ và kinh nghiệm mà mức lương có thể dao động từ 300 – 1.000 USD.
Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển sự nghiệp ra cả thị trường nước ngoài. Lương kỹ sư xây dựng trên thế giới hiện nay rơi vào khoảng 80.000 USD/năm (hơn 1,7 tỉ đồng, theo USnews.com) – với mức lương này, các kỹ sư xây dựng hoàn toàn hài lòng và yên tâm về chất lượng cuộc sống của mình. Vấn đề ở đây chính là, bạn có đủ giỏi để nắm bắt cơ hội trong muôn vàn cơ hội? Đừng nghĩ đến chuyện “thất nghiệp”, “lương thấp”, mà đã là lúc để nghĩ đến chuyện trang bị kỹ năng, kiến thức như thế nào để gặt hái thành công trong tương lai.
Công việc đa dạng, không cần “nhờ chạy việc”
Công việc của nghề Xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. 
Các vị trí làm việc ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ đào - đắp đất, đóng - ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
Trong công xưởng: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng…
Đặc biệt, đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Được trang bị toàn diện trong quá trình học
Trong quá trình học ngành Xây dựng tại trường đại học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản nhất của ngành, vừa làm cơ sở để có thể học thêm, nâng cao trình độ (như các môn Bê tông cốt thép, Nền móng …) vừa có thể vận dụng để tiến hành thi công xây dựng công trình trong thực tế (như các môn Kỹ thuật thi công, Tổ chức thi công, Thiết kế và Thi công cầu, đường ….).
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học các kỹ năng mềm thiết yếu cho cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tổng hợp phân tích, tiếng Anh…
Được học tập dưới sự dẫn dắt, chia sẻ của các chuyên gia kỳ cựu trong ngành cũng cho bạn những bài học về thái độ trung thực trong nghề nghiệp, tận tụy với công việc và chân thành với bạn bè đồng nghiệp.
Nhiều cơ sở đào tạo
Hiện cả nước có 29 trường đại học, 21 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và 1 Học viện đào tạo nhân lực ngành Xây dựng. Rõ ràng, Việt Nam không thiếu cơ sở đào tạo ngành Xây dựng chuyên nghiệp nhưng không phải cơ sở nào chất lượng cũng giống nhau. Tại miền Bắc, ĐH Đại Nam là một trong số ít các trường có chất lượng đào tạo tốt. Là một trong bốn khoa được thành lập đầu tiên của trường ĐH Đại Nam, Khoa Xây dựng – Kiến trúc đã kiện toàn cơ cấu, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng. Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Khoa phần lớn là các GS, PGS, TS, ThS, các cán bộ đầu ngành từ các trường đại học lớn như ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kiến trúc, Học viện kỹ thuật quân sự… Trong đó, Trưởng khoa là NGUT. PGS. TS Đào Văn Toại, người đã có kinh nghiệm 40 năm giảng dạy tại Đại học Xây dựng Hà Nội; là chuyên gia giáo dục ở Cộng hòa Algerie.
Trưởng khoa: NGUT. PGS. TS Đào Văn Toại
Một điểm mạnh nữa của khoa là sự kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành nghề xây dựng. Hàng năm, Khoa Xây dựng thường xuyên tổ chức giao lưu giữa sinh viên và các vị khách mời đến từ các công ty, tổng công ty xây dựng để sinh viên có thêm kiến thức thực tế, có nhiều hơn cơ hội việc làm, được giúp đỡ trong quá trình họa tập và thực tập…, như giao lưu với TS Trần Văn Năm – Giám đốc Công ty tư vấn thiết kế Thành Nam và ThS Nguyễn Tiến Đoàn – Tổng giám đốc Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội, với KS Huỳnh Thanh Quyết – Phó tổng giám đốc Công ty Hồng Hà dầu khí, thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và ThS Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công ty tư vấn Đại học Xây dựng…
Ngoài ra, sinh viên còn được tham quan các công trình thực tế, trực tiếp lao động trên công trường với vai trò một công nhân thực thụ, cùng nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực, ý nghĩa.
Thầy và trò khoa Xây dựng – Kiến trúc trong chuyến tham quan Tòa nhà Quốc hội

Rèn luyện kiến thức thực tế tại công trường
Nhờ chương trình đào tạo khoa học, mang tính thiết thực cao và mối quan hệ bền chặt với các doanh nghiệp mà nhiều sinh viên của trường ngay sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm ngay. Một số sinh viên sau vài năm công tác đã được cơ quan tín nhiệm giao cho các chức vụ như Tổ trưởng, Trưởng phòng và cả Phó Giám đốc Cty xây dựng…
KHAM KHẢO KHÓA HỌC XÂY DỰNG

Bình luận Facebook

0356.81.87.86