4 kỹ năng quan trong cho kỹ sư xây dựng trong giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu cho kỹ sư xây dựng về kỹ năng thì phải học rất nhiều. Tuy nhiên để dùng ngay và thực sự rất cần thiết cho giai đoạn đầu đi làm đó là:
1. Kỹ năng quản lý công việc, tổ chức triển khai thực hiện công việc
- Cụ thể: Cấp trên giao việc thì để triển khai tốt các công việc thì bạn cần phải tư duy thực hiện thế nào để đạt được mục tiêu (Hoàn thành công việc một cách tốt nhất, nhanh nhất có thể).
- Mình đã chứng kiến rất nhiều bạn sinh viên mới đi làm (trong đó có mình hồi đầu đi làm): Khi được giao công việc thì cứ hì hục làm, hì hục đọc sách vở.... mà không có bất kỳ 1 kế hoạch hoặc kỹ năng để triển khai công việc nên hầu như "Làm việc chăm chỉ hơn, nhưng kết quả thì mang tính sách vở nhiều hơn". Mà không biết cách tận dụng bất kỳ nguồn lực (như đồng nghiệp, cấp trên) để hoàn thành công việc, bên cạnh đó cũng không biết cách tiếp cận thông tin, chưa hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ yêu cầu nội dung của cấp trên mà cứ "Chăm chỉ" làm việc, để rồi kết quả "được đánh giá là chưa đáp ứng được môi trường làm việc áp lực cao"....
lưu ý: Khi được giao công việc thì mình nên có 1 bản kế hoạch để triển khai công việc. Quan trọng nhất là phải hiểu, nắm rõ yêu cầu của Công việc, thông tin đâu vào từ đâu... để rồi sẽ xử lý từng nốt trong công việc. Vấn đề này đã được bàn rất nhiều trong diễn đàn, chịu khó tìm nhé.
2. Kỹ năng thuyết trình
- Đã hoàn thành được công việc cấp trên giao, nhưng để thuyết trình cho người khác hiểu, diễn giải cho đồng nghiệp thì cũng là 1 vấn đề. Đa phần hoàn thành công việc rất tốt, nhưng hầu như sếp hoặc đồng nghiệp không chấp nhận, bởi chúng ta chua biết cách thuyết phục và trình bày tốt.
- Bên cạnh đó cần: Khi trình bày với cấp trên thì cần "Ngắn gọn, đúng nội dung". Mấy sếp không thích nói dài dòng đâu. Nên cũng cần phải có cách đấy.
3. Kỹ năng trình bày văn bản:
- Ngoài việc trình bày bằng trao đổi trực tiếp thì cần phải có kỹ năng trong việc trình bày văn bản. VD: Báo cáo công việc, hoặc làm 1 công văn. Mỗi loại có 1 kiểu ngôn ngữ khác nhau. Không nên đưa những kiểu ngôn ngữ chợ búa hoặc vùng miền vào văn bản mà cần có ngôn ngữ của văn bản.
=> Hầu hết sinh viên ta mới ra trường yêu cầu viết 1 công văn tới cho đối tác thì loay hoay hoài chưa xong.
- Thành quả của mình đã hoàn thành, tuy nhiên cần trình bày trong báo cáo một cách rõ ràng nhất, ngắn gọn nhất. Không nên quá dài dòng, kể lể. Không chỉ trong báo cáo công việc mà ngay cả trong các văn bản: Thì lối hành văn cũng khác.
=> Kỹ năng này anh em ta thấy chẳng có gì nhưng lại không kém phần quan trọng để góp nên sự chuyên nghiệp, thành công trong công việc.
P/s: Một công cụ quan trọng nhất trong quá trình làm việc đó là: Ngôn ngữ Nói & Viết. Bạn không biết thì xem như thất bại.
4. Kỹ năng giao tiếp
- Rất quan trọng. Vấn đề này xem các bài viết khác hoặc tìm thông tin trên mạng. Rất đầy đủ.
- Tuy nhiên mình tóm tắt và lưu ý: Mối quan hệ mình với sếp, mối quan hệ mình với người đồng cấp hoặc cấp dưới hơn. Cần hài hòa, được càng nhiều đồng nghiệp quý mến sẽ là một lợi thế để giải quyết công việc
- Không kém phần quan trọng đó là: Phải biết cách hoặc đôi khi phải Quan sát những gì diễn ra trong môi trường làm việc của mình, từ đó lựa chọn và điều chỉnh sao cho phù hợp với lối làm việc tại nơi đang làm. Nếu nhận thấy môi trường làm việc không phù hợp, mình ko muốn sửa đổi ... thì nên tìm cty khác. Với kiểu cách làm việc theo phong cách riêng của bạn thì hoặc sẽ đưa bạn lên voi, hoặc sẽ đưa bạn xuống chó. Người VN có 1 lợi hai là phù hợp với môi trường làm việc mới rất nhanh (giống con kỳ nhông ấy, thay đổi theo màu sắc môi trường để lần tránh kẻ thù.. heheh...)
Bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ 4 kỹ năng trên là đủ dùng trong giai đoạn đầu. Sau này trong quá trình làm việc sẽ tự ngộ thêm chân lý, tìm hiểu kỹ năng mới. (VD: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý....)
(S.t)